Bố trí bếp chữ L tiết kiệm không gian

Viết bởi Phùng trung đức, Ngày 01/12/2022
Bố trí bếp chữ L tiết kiệm không gian

Làm sao bố trí bếp chữ L gọn gàng và tiết kiệm tối đa không gian bếp để việc nấu ăn của bạn trong căn bếp thêm đơn giản và nhanh chóng. Cùng FULCO tìm hiểu ngay cho mình những cách bố trí bếp chữ L này nhé!

1. Bố trí bếp theo nguyên tắc luồng công việc

Bố trí theo nguyên tắc luồng công việc khi thực hiện công việc nhà bếp sẽ giúp việc chuẩn bị, sơ chế, nấu nướng thuận tiện nhất. Theo nguyên tắc này, bạn nên thành ít nhất 5 khu vực, gồm: khu chứa thực phẩm, khu để vật dụng, khu rửa thực phẩm - bát đĩa, khu sơ chế và khu nấu ăn.

Tuỳ thuộc vào thói quen sử dụng bếp mà bạn sắp xếp các thiết bị, dụng cụ nấu ăn chuyên dụng hỗ trợ cho việc làm bếp. Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm cho không gian bếp thân thiện bằng những chậu hoa, cây xanh hoặc các lọ cắm hoa. 

a chic white kitchen with lower cabinets and an open cabinet plus open shelves, butcherblock countertops and a blue penny tile backsplash

2. Bố trí theo nguyên tắc tam giác làm việc

Nguyên tắc tam giác làm việc trong bếp là việc xác định được 3 điểm trong nhà bếp mà chúng ta hay sử dụng, di chuyển tới nhất và sắp xếp các vị trí này sao cho khi di chuyển thoải mái nhất. Cách bố trí này mang lại sự tiện lợi và quen thuộc nhất định cho bạn khi thực hiện công việc chuẩn bị sơ chế, nấu ăn hoặc dọn dẹp nhà bếp.

Thông thường tam giác sẽ được bố trí bếp nấu, lò nướng...ở 1 góc, góc thứ 2 là bàn ăn và cuối cùng là bồn rửa.  Vậy là bạn có thể dễ dàn thao tác từ sơ chế, nấu ăn và dọn dẹp trong căn bếp của mình linh hoạt và nhanh chóng rồi.

Ưu điểm của cách bố trí này là phù hợp vớia modern and refined monochromatic kitchen in white, with grey countertops, black touches and touches of metal nhiều không gian khác nhau từ căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự, nhà cấp 4...

 

3. Bố trí phòng bếp không gian mở

Không gian bếp được kết hợp để mở rộng không gian đã không quá xa lạ với nhiều thiết kết và việc bố trí phòng bếp theo không gian mở này cũng rất đơn giản.

Yếu tố đầu tiên của cách bố trí này là phòng bếp phải gọn gàng, có màu sắc chủ đạo thống nhất với phòng khách. Khu vực bồn rửa nên được đặt phía dưới cửa sổ để tận dụng tối đa không gian sáng, lưu thông thông không khí. Tiếp đó là khu vực nấu ăn thì đặt ngay cạnh với bồn rửa và quầy bar tạo thành hình tam giác làm việc để nấu nướng nhanh và dọn dẹp thuận tiện.

Tuy nhiên cách bố trí này chỉ phù hợp với những không gian có diện tích trung bình trở lên như căn hộ cao cấp, biệt thự...

a minimalist white kitchen with wooden countertops, pendant lamps and a cozy eating area by the window

4. Bố trí phòng bếp cho căn hộ nhỏ, hẹp

Không gian hạn chế, diện tích nhỏ và hẹp thì nên lựa chọn các thiết bị nhà bếp có kích thước nhỏ và bố trí gọn gàng để thuận tiện sử dụng cho việc nấu nướng. Ngoài ra bạn nên có thêm cây xanh hoặc bình hoa tươi đặt thêm tại các vị trí góc căn bếp tạo nên không gian luôn đầy sức sống.

a small and cozy farmhouse kitchen with upper white cabinets and lower grey ones, gold handles and potted greenery

LƯU Ý

- Xếp khu vực bếp nấu cạnh khu vực bồn rửa để tiện cho việc nấu cũng như vệ sinh bếp. Thêm nữa vị trí bếp nấu cần cách chậu rửa ít nhất 0.5m

- Các vật dụng như lò nướng, dao thớt, dụng cụ nên sắp xếp ở vị trí cố định. Còn máy rửa bát phù hợp nhất là đặt tại vị trí bồn rửa để tiện sử dụng

- Đảm bảo ổ điện của nhà bép thiết kế hợp lý và cách mặt bếp ít nhất 1 gang tay.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: